Những điểm mới của luật đầu tư 2014

5 /5 của 300 đánh giá

Những điểm mới của luật đầu tư 2014, luật đầu tư 2014 có hiệu lực khi nào ?

Luật đầu tư 2014 có hiệu lực vào tháng 1 năm 2015. Sau gần mười năm kể từ khi VIệt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, Luật đầu tư VN 2005 được đưa vào áp dụng thực tiễn nhưng có những nút thắt cũng như những quy định chưa thật sự rõ ràng. Chính vì thế, Luật đầu tư 2014 ra đời với những quy định mới, cụ thể rõ ràng hơn cũng như quy định về việc mở rộng quyền tự do đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài vào VN.
  • Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn
  • Thủ tục thành lập chi nhánh
  • Thành lập công ty
  • Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Những điểm mới của luật đầu tư 2014, luật đầu tư 2014 có hiệu lực khi nào, luật đầu tư và văn bản hướng dẫn,tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập doanh nghiệp tp HCM, tư vấn thành lập doanh nghiệp tp HCM uy tín, tư vấn thành lập doanh nghiệp tp HCM giá rẻ, tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, tư vấn thành lập doanh nghiệp giá rẻ


  1. Không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Luật Đầu tư 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” (K5, Đ3 Luật Đầu tư 2014) để thay thế hai khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp” (K2-3, Đ3, Luật ĐT 2005)
Việc phân tách giữa hai định nghĩa này trên thực tế gây ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của các nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, một NĐT có thể vừa góp vốn quản lý, vừa có thể mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ từ trung tâm chứng khoán, khi đó việc phân chia này làm cho việc quản lý, sở hữu của họ trở nên phức tạp khi phải  tách bạch giữa đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp mặc dù đây chỉ là cách thức đầu tư của NĐT để kiếm lợi nhuận.

  1. Giới hạn, cụ thể các ngành nghề đầu tư kinh doanh

Cụ thể, theo Điều 30 Luật Đầu tư 2005, lĩnh vực cấm đầu tư mang tính chất chung chung, không rõ ràng dễ gây nhằm lẫn cho các nhà đầu tư như: phương hại đến quốc phòng, an ninh, quốc gia….. Nhưng theo Luật ĐT 2014, chỉ cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được liệt kê tại Luật, cụ thể là 6 ngành nghề được quy định tại điều 6 luật đầu tư 2014. Với việc quy định cụ thể tại Luật, các nhà đầu tư có thể tìm hiểu trực tiếp mà không cần phải thông qua nhiều văn bản pháp luật khác. Đây được coi là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”
Bên cạnh đó, liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư 2014 đã quy định tại điều 7 và dành riêng phụ lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây là quy định giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam thay vì trước đây nhà đầu tư phải đi tìm hiểu các văn bản chuyên ngành khác ngay bước đầu có nhu cầu tìm hiểu các quy định về pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Quy định này cũng sẽ góp phần đưa ra quy định rõ ràng về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Việt Nam tránh các cách hiểu khác nhau của người thi hành, áp dụng luật. Góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng nhằm thu hút tối đa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

  1. Phân định rõ ràng giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài

Luật đầu tư 2014 đã làm rõ khái niệm “NĐT trong nước”, “NĐT nước ngoài” và “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài’. Theo đó:
  • NĐT trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc tổ chức kinh tế không có NĐT nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (K15, Đ3)
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (K14 Đ3 LĐT 2014).
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Việc phân biệt các khái niệm này sẽ quyết định đến phạm vi kinh doanh, điều kiện để được đầu tư kinh doanh, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các NĐT trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Luật đầu tư năm 2014 cũng đã phân ra rõ chế độ áp dụng riêng

  1. Tách biệt giữa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 
   

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

NĐT trong nước    

X

NĐT nước ngoài  

X

 

X

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  

X

K1 Đ23 LĐT 2014

 

X

 
Luật Đầu tư 2014 quy định dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là được và đủ, thay vì quy định là dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ mười lăm tỷ trở lên hoặc dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải xin giấy chứng nhận đầu tư như Luật đầu tư năm 2005
Còn đối với NĐT nước ngoài và Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi có dự án muốn thực hiện ở Việt Nam thì sẽ phải làm hai thủ tục đó là : Thủ tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Luật Đầu tư quản lý) và Thủ tục đăng ký doanh nghiệp (do Luật DN quản lý) để xác định tư cách pháp nhân. Việc làm này nhằm tránh tình trạng giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa phải tuân thủ LĐT vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp (theo quy định của LĐT 2005)

  1. Thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài (dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ) của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhưng đến với Luật Đầu tư 2014 thì quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này đã hỗ trợ đáng kể và nới rộng phạm vi đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo K1 Đ23 LĐT 2014 quy định thì Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem là “nhà đầu tư nước ngoài” nếu như:
(a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc, trong trường hợp là công ty hợp danh, có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài; hoặc
(b) Có tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; hoặc
(c) Có nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nêu tại điểm (a) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xem như là “nhà đầu tư trong nước” nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên, một vấn đề này sinh đó là giữa một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ với một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 50.9% vốn điều lệ sẽ lại bị áp dụng hai cơ chế, thủ tục đầu tư khác nhau. Phải chăng đó lại tiếp tục vẫn là một bất cập của quy định này.

  1. Phân cấp cấp phép đầu tư

Đối với các dự án có qui mô lớn theo điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2014 dự án sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh. Luật Đầu tư 2014 đã thừa nhận chính thức thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư mà theo Luật Đầu tư 2005 chỉ áp dụng không chính thức đối với một số dự án.
Dù những dự án phải xin chủ trương đầu tư là những dự án lớn và đặc biệt, tuy nhiên, việc thừa nhận thủ tục phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể phát sinh hệ lụy. Thứ nhất là trong bối cảnh Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi mới được ban hành và chưa có thực tế áp dụng, sự cẩn trọng của các cơ quan cấp phép có thể tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng tràn lan thủ tục xin chủ trương đầu tư. Khi đó, có nguy cơ nhiều dự án không thuộc diện xin chủ trương đầu tư cũng bị bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư trong thực tế.

  1. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điều 37 của LĐT 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ.
Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ.
Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được LĐT 2014 rút ngắn đáng kể so với LĐT 2005. Tuy nhiên, xem xét thực tế cấp giấy chứng nhận đầu tư hiện hành, rất ít trường hợp nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng thời hạn theo quy định của LĐT 2005.

  1. Cải cách thủ tục đầu tư từ Việt Nam ra Nước ngoài

So với LĐT 2005 thì LĐT 2014 đã có những cải thiện rõ rệt với việc đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Cụ thể vài điểm nổi bật sau:

  • Quy định chi tiết các hình thức đầu tư mà NĐT có thể áp dụng không như LĐT 2005 chỉ quy định một cách chung chung, không rõ ràng
  • Bổ sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư và giao cho Chính phủ hướng dẫn để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư theo hình thức này
  • Mở rộng số vốn đầu tư ra nước ngoài cần được Thủ tướng phê duyệt: chủ trương đầu tư những dự án có vốn đầu tư trên 400 tỷ (Luật cũ 300 tỷ) đối với dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông, dự án trên 800 tỷ (Luật cũ 600 tỷ) đối với các lĩnh vực khác. Những dự án có số vốn ít hơn quy định trên không phải thực hiện quy trình thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Các thay đổi về hình thức đầu tư

Luật Đầu tư 2014 đã bỏ một số hình thức đầu tư như: hợp đồng BOT, BTO, BT; đầu tư phát triển kinh doanh; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Đồng thời Luật Đầu tư 2014 đã bổ sung hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP). Theo đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án sẽ ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, thực tế đây chỉ là việc gom những hợp đồng trên thành 1 trong những hình thức của hợp đồng PPP
Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 quy định về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư thì hợp đồng dự án trong đầu tư bao gồm hợp đồng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 và các hợp đồng tương tự khác theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định này. Các dạng hợp đồng PPP bao gồm BOT, BTO, BT và bổ sung thêm các dạng hợp đồng BOO, BTL, BLT, O&M. Điều này đã khuyến khích các NĐT mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công.
So với Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 đã quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục đầu tư, các nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC.
 Nam Việt Luật
Xem thêm: Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Từ khóa liên quan:

Bài viết cùng danh mục
scroll
Số điện thoại
0909 608 102